Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine
    Tin Việt Nam
Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
'Nỗi đau chàng Werther' phát hành bản mới tại Việt Nam
"Nỗi đau chàng Werther" không chỉ làm nên tên tuổi Goethe, mà còn tạo làn sóng bắt chước nhân vật trong truyện ở Đức, lan sang cả châu Âu.

 


Được phát hành năm 1774, Nỗi đau của chàng Werther đã bùng lên như một cơn sốt, lan khắp châu Âu, đem lại sự nổi tiếng cho Johann Wolfgang von Goethe khi đang vô danh ở tuổi 25. Hơn 200 năm qua, tác phẩm vẫn giữ vị trí một kiệt tác kinh điển, liên tục được xuất bản trên toàn thế giới. 





Nỗi đau của chàng Werther bản mới phát hành của NXB Văn học.

 

Werther là một chàng thanh niên Đức, vốn con em thị dân, sinh ra trong bối cảnh xã hội có nhiều rối ren. Chán ngán thành thị nhiều ngang trái, sau khi tốt nghiệp đại học, Werther tìm đến làng quê Wahlheim. Ở nơi ấy, dưới bầu trời xanh, giữa những thung lũng tuyệt đẹp có lũ trẻ hồn nhiên và những nông dân chất phác, thuần hậu, tâm hồn của chàng Werther dường như đã trở nên lắng lại và thư thái.

 

Trong một buổi vũ hội, chàng gặp Lothéa, một cô gái xinh đẹp, thuần khiết con gái lớn của viên quan tư pháp vùng đó, và trúng tiếng sét ái tình. Lothéa cũng yêu Werther nhưng không thể đến với chàng trọn vẹn vì cô đã hứa hôn với Albert, một con người có tri thức, trọng lý tính. Ba nhân vật rơi vào tình cảm tay ba, mối quan hệ phức tạp hơn khi Werther phó mặc bản thân cho sự xúi giục của tình cảm để gắn bó với Lothéa như hình với bóng. 

 

Werther sau đó đã tìm cách thoát ra, cố gắng rời Lothéa và tìm hạnh phúc trong công việc. Chàng làm thư ký công sứ, bộc lộ năng lực và triển vọng muốn thay đổi thói xấu, sự quan liêu của tầng lớp nha môn nhưng bất thành. Sự hợm hĩnh, khinh người của tầng lớp quý tộc khiến Werther đau đớn: "Ôi! Đã bao lần tôi với tay cầm dao, muốn chấm dứt sự ngột ngạt dồn nén trái tim tôi. Người ta nói có một loài ngựa quý, khi bị săn đuổi đến đường cùng thì lồng lên giận dữ, và theo bản năng, nó tự cắn vào động mạch của mình để được dễ thở hơn. Tôi cũng thường thấy như vậy, tôi muốn cắt đứt động mạch của tôi để đạt tới tự do đời đời!"

 

Cũng trong thời gian này, chàng tìm hiểu một tiểu thư quý tộc tên Feng B nhưng bị cô này gây khó dễ. Bất bình với công việc và tình cảm, Werther rời bỏ nhiệm sở. Chàng theo một hầu tước thích nghệ thuật đến sống tạm ở một trang viên. Khi biết hầu tước này không hiểu gì về nghệ thuật, chàng định gia nhập quân đội, nhưng bị cản lại. 

 


Tranh vẽ Werther và Lothéa.

 

Trái tim nồng nhiệt của chàng nghệ sĩ, dù trốn chạy nơi đâu cũng không thể nguôi quên một mối tình si chỉ biết tôn thờ và dâng tặng, để rồi tan vỡ bi thảm… Werther tìm đến thành phố nơi Lothéa cư trú sau khi kết hôn. Không có được người con gái mình yêu, chàng còn làm cho tình cảm vợ chồng của Lothéa và Albert sứt mẻ nặng nề. Lothéa cầu khẩn chàng hãy giữ khoảng cách với nàng, để nàng và chồng dịu đi căng thẳng. Werther hiểu rằng nơi lánh nạn cuối cùng của tâm hồn chàng đã không còn. 

 

Werther gặp Lothéa lần cuối, ngâm cho nàng nghe một bài ca, và không kìm được một nụ hôn trong sự xúc động. Mượn được cây súng của Albert, chàng đã tự kết liễu đời mình.

 

Nỗi đau của chàng Werther đã đánh trúng tâm lý của độc giả trẻ thế kỷ 18. Cái chết của Werther không chỉ vì tình yêu, mà còn là kết cục của nỗi nhức nhối thế gian, khởi nguồn từ sự bất dung hòa giữa tư tưởng, tâm hồn và thực tại. 

 

Cuốn tiểu thuyết khi vừa ra đời đã gây tiếng vang trên văn đàn Đức. Những tình tiết của truyện khiến các cô gái bưng mặt khóc, còn các chàng trai thì đồng tình thương xót. Với nội dung chán ghét tầng lớp trên của xã hội bấy giờ, cuốn sách gặp nhiều cấm vận. Thành phố Leipzig của Đức ngay lập tức ra lệnh cấm bán, phạt nặng nếu ai cầm cuốn sách trong tay. Copenhagen của Đan Mạch cũng cấm người dân đọc sách, còn Milano của Italy thì tịch thu và tiêu hủy sách. Tuy vậy tác phẩm vẫn tiếp tục được in, truyền tay đọc và không ngừng được yêu thích. 

 

Bộ trang phục của Werther mà Goethe miêu tả là áo đuôi tôm xanh, nhiều khuy áo, áo gilet màu vàng, khóa nòng vàng, giày ốp gập nâu, mũ phớt trở thành trang phục thời thượng của quý ông trong những năm cuối thế kỷ 18. Trang phục được yêu thích và có cái tên "bộ đồ của Werther".

 

Napoleon là người yêu thích Nỗi đau của chàng Werther. Ông mang theo mình cuốn sách khi viễn chinh Ai Cập và đọc tác phẩm tới 7 lần, rồi nghiên cứu bình luận về nó. Ông cũng triệu kiến Goethe vào tháng 10/1808 để bàn luận về cuốn sách.

 


Tác phẩm đưa Goethe từ một người vô danh trở nên nổi tiếng khi mới 25 tuổi.

 

Bản thân Goethe cũng đánh giá cao tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther. Ông nói về đứa con tinh thần của mình: "Tất cả những gì tôi có thể tìm được từ câu chuyện của chàng Werther tội nghiệp, tôi đã chuyên cần thu góp lại và đem trình với các bạn dưới đây, và tôi biết rằng các bạn rồi sẽ cảm ơn tôi. Các bạn sẽ không sao ngăn được lòng ái ngộ và quý mến đối với tâm hồn và tư chất của Werther cũng như không thể không nhỏ lệ xót thương cho số phận của chàng. Còn bạn, hỡi tâm hồn nhân hậu, bạn vẫn hằng rung cảm những nỗi niềm khát vọng như Werther, xin bạn hãy tìm nguồn an ủi trong nỗi đau của chàng, và hãy coi cuốn sách nhỏ này như một người bạn đường - nếu như vì định mệnh hay vì lầm lỗi của chính mình, bạn không thể tìm được ai gần gũi, thân thiết với bạn hơn...".

 

Nỗi đau của chàng Werther đã được Quang Chiến dịch ra tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam lần đầu năm 1982 với tên Nỗi đau chàng Vecte. Gần đây nhất, nhà xuất bản Văn học và Nhã Nam phát hành cuốn sách vào ngày 8/5.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Những huyết cầu Tổ Quốc (08-05-2014)
    'Những người khốn khổ' - sự vĩ đại của những cuộc đời giản dị... (04-05-2014)
    Võ Nguyên Giáp - sự lựa chọn của lịch sử (01-05-2014)
    Tác giả Minh Niệm: 'Xách ba lô lên và đi để thấu hiểu bản thân' (28-04-2014)
    Garcia Marquez - 'người khổng lồ không bao giờ chết' (20-04-2014)
    Pháp Vương Drukpa tiết lộ bí mật của hạnh phúc (16-04-2014)
    Tác giả 'Hiểu về trái tim' kể về hành trình 'tu bụi' (15-04-2014)
    Tái bản tự truyện 'Tôi đi học' của Nguyễn Ngọc Ký (10-04-2014)
    Hành trình 'Từ Beirut đến Jerusalem' của Thomas Friedman (09-04-2014)
    'Giác ngộ mỗi ngày' - sách khơi trong suối nguồn cuộc sống (08-04-2014)
    12 năm cho cuốn sách về Mona Lisa (02-04-2014)
    Vẻ đẹp tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản trong 'Samurai trẻ tuổi' (31-03-2014)
    Tiểu thuyết vĩ đại cuối cùng của Victor Hugo (31-03-2014)
    Nhà phê bình văn học đề cao Thị Nở (27-03-2014)
    'Almanach - Những nền văn minh thế giới' bổ sung nội dung (21-03-2014)
    Sách mới của Dan Brown ra mắt tại Việt Nam (20-03-2014)
    Tâm linh và huyền bí sắc dục trong văn chương (18-03-2014)
    Thư tình nóng bỏng của Ernest Hemingway được đấu giá (12-03-2014)
    'Phật ở tầng áp mái' - bài ca về sự bền bỉ của phụ nữ (09-03-2014)
    Sài Gòn một thuở văn nhân (11-02-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152939514.